• goldenblitz creative

Hostinger là gì? Đánh giá chung về Hostinger

Hostinger Việt Nam thành lập vào năm 2004 và đã có một hành trình thành công kể từ đó. Với một ý tưởng đơn giản là giúp mọi người dựng web miễn phí, hỗ trợ PHP, MySQL, cPanel và không quảng cáo.


Hostinger là gì?



Hostinger là một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến Web hosting và Tên miền tại Việt Nam và thế giới.


Được thành lập vào 11/2004, tại Lithuania, đến nay Hostinger đã hoạt động được gần 16 năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nền tảng website.


Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Hostinger đã thu hút được hơn 29 triệu người dùng từ khắp nơi trên thế giới.


Hostinger cũng chính là nơi phát triển 000webhost, một trang web chuyên cung cấp các hosting miễn phí cho người dùng. Trang web này được Hostinger cho ra đời từ năm 2007 như một hình thức marketing, chính nó đã mang về một lượng lớn người dùng cho Hostinger.


Các dịch vụ cung cấp bởi Hostinger


Khi mới thành lập, Hostinger chưa có đội ngũ hỗ trợ tại Việt Nam. Nhưng khi nhận thấy tiềm năng tại Việt Nam, họ đã thành lập đội ngũ hỗ trợ tại Việt Nam và phát triển việc kinh doanh hosting tại đây như một nhánh độc lập. Do đó, nếu bạn để ý sẽ thấy Hostinger có hai tên miền chính: một là tên miền dạng .com (dành cho thị trường quốc tế) và hai là tên miền dạng .vn (dành cho thị trường Việt Nam nó riêng).


Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào các dịch vụ mà Hostinger cung cấp tại thị trường Việt Nam.



Tạo website


Dịch vụ đầu tiên được cung cấp tại Việt Nam là tạo website. Bởi cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet, doanh nghiệp hay bất cứ chủ sở hữu kinh doanh nào cũng cần cho mình một website để phục vụ cho việc phát triển kinh doanh. Do đó, khi nhìn thấy nhu cầu của thị trường, Hostinger đã lựa chọn cung cấp cá dịch vụ có liên quan đến website trước các dịch vụ khác.


Khách hàng mục tiêu của Hostinger là những người không quá chuyên sâu về Công nghệ Thông tin, do đó phương pháp xây dựng website được họ áp dụng cũng khá đơn giản. Để dễ hình dung, nếu bạn đã từng dùng qua Wordpress, bạn có thể liên tưởng vì nó khá tương tự nền tảng này về cách dùng.


Cơ bản là họ đã thiết lập sẵn các template website theo từng ngành nghề khác nhau. Khi sử dụng, bạn chỉ cần chọn được một template phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hoặc phong cách mà bạn đã lựa chọn cho thương hiệu của mình để bắt đầu thực hiện các thao tác tùy chỉnh. Một hạn chế hiển nhiên là bởi vì các template này được tạo ra để cung cấp cho một lượng lớn người dùng nên nó chỉ dừng lại ở mức đơn giản như một trang giới thiệu sản phẩm hay một trang tin tức. Nếu bạn muốn website của mình có nhiều tính tăng hơn hoặc độ phức tạp cao hơn thì sẽ khó được đáp ứng.


Hosting/VPS



Có thể xem đây là điểm mạnh lớn nhất của Hostinger. Bằng cách cung cấp hosting miễn phí cho người dùng, lượng người dùng riêng của họ đã tăng đáng kể từ năm 2007 đến nay.


Nhận thấy lợi ích to lớn của hành động này, Hostinger vẫn tiếp tục cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam. Họ tách biệt các dịch vụ Shared Web Hosting cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc Cloud Server cho các doanh nghiệp lớn. Trường hợp bạn không dùng hosting miễn phí thì chi phí thuê hosting vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng vài chục nghìn trở lên cho một tháng sử dụng.


Tên miền


Tại Hostinger, bạn có thể lựa chọn một số dạng tên miền như .com, .xyz, .net… một cách dễ dàng.

Hạn chế lớn nhất của dịch vụ này đến từ việc Hostinger là một nhà cung cấp nước ngoài, có một số quy định của Chính phủ Việt Nam đề ra mà Hostinger chưa đáp ứng được nên đối với những tên miền trong nước, họ gặp khó khăn trong việc đáp ứng chúng cho người dùng. Tức là bạn sẽ không thể mua được tên miền của Việt Nam như .vn hay .com. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể tìm kiếm các tên miền theo địa giới hành chính.


Các dịch vụ Hostinger vẫn chưa cung cấp


Bản chất Hostinger là một nhà cung cấp hosting đến từ nước ngoài, do đó họ sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng tại Việt Nam. Cụ thể:


Dịch vụ Trung tâm dữ liệu (Datacenter)


Đối với dịch vụ này, nhà cung cấp sẽ hỗ trợ các dịch vụ cho thuê chỗ đặt thiết bị, cho thuê máy chủ vật lý, hay thậm chí là cho thuê kênh truyền Internet. Do đó, để cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu, nhà cung cấp buộc phải sở hữu một lượng lớn các Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam và điều này gần như là không thể đối với các nhà cung cấp đến từ nước ngoài.


Dịch vụ lưu trữ và sao lưu dữ liệu


Mặc dù việc triển khai dịch vụ toàn cầu sẽ giúp Hostinger tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nhưng có lẽ dịch vụ lưu trữ và sao lưu dữ liệu không nằm trong kế hoạch phát triển của họ. Việc này có thể xuất phát từ việc họ nhận thấy tính cạnh tranh cao đến từ các nhà cung cấp trong nước như Viettel IDC. Với việc sở hữu những trung tâm dữ liệu lớn thì Viettel IDC hoàn toàn có khả năng triển khai các dịch vụ về DC/DR, hơn nữa, các dịch vụ về sao lưu hay cung cấp storage cũng đơn giản hơn nhiều.


Đánh giá dịch vụ Hostinger


Giá dịch vụ


Theo như thông tin mà Hostinger đăng tải, giá cho gói Web Hosting Cao Cấp nếu không khuyến mãi là 169.000đ/tháng. Đây được xem là một mức giá khá hợp túi tiền.


Ưu điểm

  • Giao diện quản lý dễ sử dụng.

  • Tốc độ load nhanh và tối ưu nếu website cần SEO hoặc cần tốc độ truy cập cao.

  • PHP: cấu hình mặt định của hostinger là PHP7. Có thể chọn cấu hình php đơn giản bằng cách chọn Home > Hosting > Domain của bạn > Nâng cao >Cấu hình PHP.

  • Webserver API: LiteSpeed V6.11.

  • Module: ionCube Loader.

  • Webserver: Apache 2.0.

  • Server type: MariaDB.

  • Server version: 10.1.29-MariaDB - MariaDB Server.

  • Protocol version: 10.

  • Mysql: mysqlnd 5.0.12-dev - 20150407.

  • Quản lý Port: Đây là một tính năng mà tôi chưa thấy ở các hosting khác ở Việt Nam. Người dùng có thể mở thêm port mình cần trên hosting của mình bằng cách chọn Home > Hosting > Domain của bạn > Nâng cao > Quản lý Port.

Khuyết điểm


Disable Function: Để đảm bảo an toàn, có vẻ như Hostinger đã disable quá nhiều func trên hệ thống của mình.


Kết luận


Hostinger có bề dày năng lực với gần 16 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ về hosting cho hơn 29 triệu khách hàng chắc chắn sẽ khiến bạn phải thử sử dụng ít nhất một lần. Đặc biệt, nếu bạn là một cá nhân hoặc một doanh nghiệp nhỏ thì đây có thể là một lựa chọn không tồi.


Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp lớn và muốn cân nhắc sử dụng Hostinger, bạn nên tham khảo cẩn thận các mức độ đáp ứng của Hostinger để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.


Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn về một nhà cung cấp hosting khác tại Việt Nam.


Xem thêm: Màu Pastel trong thiết kế - Ý tưởng, ví dụ và cảm hứng


23 lượt xem0 bình luận