• goldenblitz creative

(P1) 10 lỗi cơ bản thường gặp khi vẽ tranh bằng Photoshop

Vẽ tranh bằng máy tính là một công việc thú vị. Chỉ cần bạn có một máy tính và phần mềm thích hợp là bạn đã có thể thoải sức sáng tạo. Tuy nhiên, để sử dụng thành thạo, thường dùng nhất là Photoshop, thì bạn sẽ cần phải tránh 10 lỗi thường gặp sau đây.


Lưu ý : những vấn đề dưới đây là những tình huống khi các nghệ sĩ vô ý phạm phải trong khi thể hiện ý tưởng của mình. Đây không phải là sai lầm nếu bạn có kế hoạch thực hiện chúng!


1.  Sai kích thước khung hình

Chúng ta hãy bắt đầu với các lỗi của khung hình. Để tạo một khung hình mới bạn vào File > New hay Control + N.



A. Kích thước khung hình quá nhỏ


Một bức tranh được vẽ bằng Photoshop thực ra là một tập hợp các điểm ảnh. Chắc bạn không lạ gì điều này. Tuy nhiên, bạn cần chính xác bao nhiêu điểm ảnh để tạo ra được một bức tranh chi tiết: 200x200? 400x1000? 9999x9999?


Thông thường, bạn sẽ sử dụng ngay kích thước màn hình của bạn. Tuy nhiên đó lại là vấn đề bởi bạn không biết bức tranh được hiển thị trên màn hình người xem ra sao.


Hãy quan sát hình 1, bạn dễ dàng nhận thấy là kích cỡ 1024x600 thì vừa với màn hình 1280x720 và 1366x768 nhưng lại có quá nhiều khoảng trống trên màn hình 1920x1080 hay 1920x1200. Đó là một sự lãng phí với khách hàng của chúng ta.



Độ phân giải lớn hơn không có nghĩa là màn hình lớn hơn. Điện thoại thông minh của bạn có thể có nhiều điểm ảnh hơn màn hình máy tính của bạn như hình dưới đây.



Điều này có nghĩa là gì? Hình ảnh của bạn có thể hiển thị như thế này với những người xem khác nhau.


Không chỉ có vậy, độ phân giải càng lớn thì càng nhiểu điểm ảnh. Với một độ phân giải nhỏ, một mắt có thể được biểu diễn bằng 20 điểm ảnh. Trong khi đó, cũng hình ảnh mắt đó có thể được biểu diễn bằng 20000 điểm ảnh ở một độ phân giải khác như hình dưới đây.



Dưới đây là mẹo nhỏ cho bạn: khi vẽ một chi tiết nhỏ ở độ phân giải lớn, bạn có thể cẩu thả một chút bởi khi thay đổi khoảng cách (như thu nhỏ), các chi tiết này sẽ bị ẩn đi.


B. Kích thước khung  hình quá lớn

Từ trường hợp trên, liệu ta có nên luôn sử dụng một khung hình có độ phân giải lớn để được tự do hơn? Về lý thuyết, điều này đúng. Còn trên thực tế, với độ phân giải lớn hơn thì bạn cần một màn hình với độ phân giải lớn hơn nếu không muốn các điểm ảnh chen chúc nhau. Điều này dẫn tới bạn cần một máy tính mạnh hơn – một sự đầu tư không phải phải luôn luôn cần thiết, đôi khi nó là không thể. – nếu bạn không muốn nhìn cảnh máy tính lờ đờ sau.



Điểm bất lợi thứ hai là độ phân giải lớn đòi hỏi phải làm rõ ràng hơn các chi tiết ví dụ bạn cần phải làm rõ thêm họa tiết của mắt, mũi cho ảnh chân dung. Trái ngược với niềm tin của những người mới bắt đầu, không phải chi tiết nào của bức tranh cũng cần rõ ràng quá mức bởi đó là một việc tốn thời gian và không cần thiết. Cũng giống như vẽ tranh trên thực tế, bạn cần tập trung vào những chi tiết thể hiện được thông điệp của tác phẩm, bỏ qua những điều không cần thiết ở xung quanh.


C. Kích cỡ cuối cùng quá lớn

Bạn đã có một độ phân giải hoàn hảo cho bức tranh: không quá nhỏ, không quá lớn, phù hợp với mức độ chi tiết bạn muốn. Nhưng bạn lại để kích thước sản phẩm quá lớn so với độ phân giải khiến các chi tiết không cần thiết bị lộ ra như ví dụ sau:


Bạn muốn sản phẩm của mình trông như thế này - Blitz Creatives
Bạn muốn sản phẩm của mình trông như thế này - Blitz Creatives
Hay thế này hơn? - Blitz Creatives
Hay thế này hơn? - Blitz Creatives

Không có quy tắc cứng nhắc nào để bạn xác định được kích thước tối ưu. Tất cả đều ở cảm nhận của bạn: các chi tiết mảnh, nhỏ sẽ tốt khi trình bày ở độ phân giải lớn. Càng “sơ sài”, sẽ tốt hơn khi bạn để nó với kích thước nhỏ. Trước khi nhấn OK, bạn nên kiểm tra hình ảnh xem trước bởi một số ảnh sẽ bị thay đổi độ nét không như mong muốn. Bạn nên tham khảo nghệ sĩ khác về vấn đề này.



2. Bắt đầu với nền trắng

Không có gì thần bí ở đây cả. Chúng ta đang mô phỏng một tờ giấy mà thôi!!



Trong nghệ thuật truyền thống, chúng ta sử dụng một nền trắng, bởi vì về mặt kỹ thuật nó dễ dàng làm nổi các màu sắc của hình vẽ nhất và cũng là màu nguyên thủy của giấy. Nhưng không có lý do gì bắt phải dùng màu trắng làm nền trong nghệ thuật kỹ thuật số! ở đây bạn có thể sử dụng hàng triệu màu làm màu nền, thậm chí có thể bắt đầu với một nền đen nếu thích. Tuy nhiên nó là một ý tưởng tệ hại như việc dùng màu trắng tinh khiết. Trong thực tế, màu xám (# 808080) là màu được các chuyên gia làm nền cho tất cả các sản phẩm của họ.


Tại sao? Màu sắc nền thay đổi cách bạn cảm nhận được màu sắc khác. Trên nền trắng, màu đen sẽ xuất hiện quá tối, vì vậy bạn sẽ tránh chúng. Trên nền đen sẽ khiến bạn khó khăn khi làm việc với các màu tươi sáng. Kết quả trong cả hai trường hợp, hình ảnh sẽ có độ tương phản yếu khiến bạn khó nhận ra chi tiết của hình ảnh mà bạn vẽ ra.



Tất nhiên khi bạn có kinh nghiệm thì bạn có thể thể bắt đầu hình ảnh của họ với bất kỳ màu sắc nào mà bạn ưa thích. Còn không thì bạn nên, luôn luôn bắt đầu với cái gì trung tính không quá tối, cũng không quá sáng như ví dụ dưới đây.



3. Tránh độ tương phản mạnh

Đôi khi bạn cảm thấy khó chịu khi khó phân biệt sáng, tối bởi chất lượng kém của màn hình. Nếu bạn sử dụng một máy tính xách tay, bạn có thể nhận thấy sự tương phản thay đổi khi bạn nhìn hình ảnh từ những góc khác nhau. Liệu có thể có một độ tương phản thích hợp với tất cả mọi người và không quan trọng màn hình nào hiển hay không? Thậm chí nếu bạn có màn hình tốt, sau khi thực hiện các thao tác thay đổi bức vẽ, liệu bạn có đặt câu hỏi rằng độ tương phản có xấu đi so với năm bước trước hay không?


Bạn có đồng ý rằng đây là một tác phẩm ổn - Blitz Creatives
Bạn có đồng ý rằng đây là một tác phẩm ổn - Blitz Creatives
cho đến khi bạn so sánh nó với hình bên trái hay không? - Blitz Creatives
cho đến khi bạn so sánh nó với hình bên trái hay không? - Blitz Creatives

Photoshop có công cụ Levels – một biểu đồ - cho bạn thấy sự phân bố màu sắc trong hình. Sau khi công cụ được gọi ra bằng Image> Adjustments> Levels hay Control + L, chúng ta sẽ thấy xuất hiện ba thanh trượt tương ứng với ba sắc thái: tối, sáng và xám. Bạn cần điều chỉnh các thanh trượt này để thay đổi đội tương phản bằng cách đưa nó đến ví trí đúng trên đồ thị.



Sau khi chỉnh sửa, chúng ta sẽ có sản phẩm sau:



Bạn cũng có thể thiết lập chế độ tương phản này  trước khi bắt đầu với một vài màu:tối, sáng, xám cùng một chút màu đen và trắng như trong ví dụ sau:



a, Vẽ hình tròn và tô màu đen tối nhất cho nó(màu đen là màu không khuyến khích)

b, Thêm mài xám

c, Thêm màu sáng(màu trắng là màu không khuyến khích)

d, Thêm một hay hai màu xám ở giữa

e, Thêm một chút mày đen và trắng



Bạn cũng có thể pha trộn tất cả chúng lại với nhau và khi áp dụng liên tục chúng lên hình cầu, bạn sẽ có được một hình ảnh tuyệt vời với rất nhiều mức độmàu xám khác nhau.



Cuối cùng, việc tăng độ tương phản có thể không thực sự sửa chữa tác phẩm nếu như bạn không xem xét từ đầu mọi chất liệu đã tạo nên sắc thái của tác phẩm. Nói tương tự việc đánh bóng mờ cho vật thể trong hội họa truyền thống. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên chuẩn bị nhiều phương án khác nhau để phù hợp hơn với khung cảnh của mình.



4. Sử dụng các cọ vẽ quá phức tạp và nét vẽ quá lớn


Cọ vẽ tùy chỉnh - con dao hai lưỡi.


Khi bạn so sánh cùng một cọ vẽ truyền thống và cọ vẽ trong Photoshop, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sự khác biệt giữa chúng. Với cọ vẽ truyền thống, bạn chỉ có được một vài nét vẽ hạn chế. Còn với Photoshop, bạn có thể tự tạo cọ vẽ và nét vẽ cho riêng mình.


Tuy nhiên, các họa sĩ chuyên nghiệp lại thích sử dụng các cọ vẽ và nét vẽ đơn giản trong hầu hết thời gian làm việc, sau đó mới sử dụng tới những dạng cọ vẽ và nét vẽ phức tạp hơn khi cần thiết. Đây là vấn đề của việc nắm bắt. Khi bạn sử dụng các nét vẽ tạo sẵn, bạn đã từ bỏ quyền kiểm soát của mình. Sử dụng chúng thường xuyên không chỉ làm bạn trở nên lười biếng mà còn hạn chế khả năng sáng tạo của bạn: Bởi vì bạn không có nhu cầu.


Khi bắt đầu cuộc phiêu lưu của bạn vào lĩnh vực hội họa số, một cách tự nhiên bạn sẽ tìm cách nào đó để mọi chuyện diễn ra càng nhanh càng tốt. Bạn muốn kết quả ngay lập tức và cọ vẽ tùy chỉnh là câu trả lời. Bạn muốn cọ vẽ mềm – đây, cọ vẽ mềm. Bạn muốn cọ vẽ cứng – đây, nó đây. Bạn không thể vẽ được cái gì đó mà không cần thêm một công cụ bên ngoài.



Cọ vẽ tùy chỉnh không xấu, chúng rất hữu ích. Vấn đề xảy ra khi bạn dùng chúng như là kĩ năng chủ yếu của bạn. Nếu bạn thực sự tìm hiểu cách vẽ tóc nhanh chóng, bạn sẽ hiểu rằng không cần phải vẽ từng sợi một. Nói khác đi, bạn cần học cách tạo ra cái bạn nhìn thấy chứ không phải là tạo ra thứ bạn nghĩ rằng là bạn thấy. Đây là một việc rất mất thời gian. Thay vào đó, việc tìm kiếm và sử dụng một cọ vẽ tùy chỉnh có sẵn sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều công sức. Đổi lại, bạn không học được gì mới ở đây.


Các hoạt sĩ truyền thống đã vượt qua nó như thế nào? Họ không có một loạt cọ vẽ tùy chỉnh vậy làm thế nào để họ vẽ lông? Rất đơn giản, giống như việc bạn coi cọ vẽ tùy chỉnh không tồn tại, hãy bắt đầu làm chủ từ những thứ đơn giản và tìm cách thực hiện nó tốt nhất. Hạn chế tối đa các phím tắt. Chiến đấu với nó, bạn sẽ có được những kinh nghiệm vô giá cho bản thân mình.



Nét vẽ quá lớn


Một sai lầm phổ biến khác là sử dụng nét vẽ quá lớn. Đây là một ví dụ cho việc thiếu kiên nhẫn. Nguyên tắc ở đây là 80% công việc chiếm 20% thời gian dành cho nó hay nói khác đi, bạn cần dành 80% thời gian để hoàn thiện tác phẩm của bạn. Nếu bạn tạo ra các bản phác thảo với hình vẽ, màu sắc và bóng đơn giản trong hai giờ thì bạn cần 8 giờ tiếp theo để hoàn thành  chúng. Hơn nữa, trong 8 giờ này, công việc sẽ tiến triển rất chậm. Làm thế nào để không nản lòng được đây.


Đây là một vấn đề lớn. Khi hình ảnh của bạn gần hoàn thiện, bạn cảm thấy một sự thôi thúc để kết thúc nó bằng sự hoàn thiện hiện thời. Tuy nhiên đây lại mới là điểm bạn nên bắt đầu, thời điểm phân biệt giữa một người mới bắt đầu và một người chuyên nghiệp bởi phần còn lại của quy tắc nói rằng: 80% giá trị đến từ sự tinh tế và kiên nhẫn chiếm 20%.


Bạn muốn dừng hoàn thiện tác phẩm ở đâu? - Blitz Creatives
Bạn muốn dừng hoàn thiện tác phẩm ở đâu? - Blitz Creatives

Giải pháp ở đây là bạn không nên kết thúc tác phẩm với những nét lớn (trừ khi là bạn phác họa ý tưởng). Dành 20% thời gian để lên bố cục, dựng các khối lớn, phân bố ánh sáng. Sau đó dần làm các chi tiết cụ thể hơn, xóa bộ khung và thêm chi tiết thích hợp. Bạn sẽ kết thúc khi bạn đang sử dụng những nét vẽ rất nhỏ để thay đổivào một bức tranh lớn. Làm càng nhiều, sự tinh tế của bạn càng được nâng lên.


Có một điểm tươi sáng cho quá trình này là 80% nội dung không đóng gớp nhiều vào hiệu quả cuối cùng nên không cần quá quan trọng nó. Hãy bắt đầu bức tranh của bạn một cách nhanh chóng khi ý tưởng đến và lưu lại chúng dù không phải ý tưởng nào cũng cần phải hoàn thành. Bằng cách loại bỏ thứ bạn không tin tưởng, bạn đang tiết kiệm cho mình rất nhiều thời gian.


5. Sử dụng quá nhiều màu sắc

Các họa sĩ truyền thống không có quá nhiều màu sắc để sẵn sàng sử dụng. Họ phải học cách tạo ra và kết hợp chúng một cách có hiệu quả. Sự bất tiện này, trên thực tế là một điều may mắn. Họ cần hiểu về lý thuyết màu sắc. Còn bạn, với Photoshop, bạn có tất các các màu sắc trong tay. Và đó là một lời nguyền cho tài năng của bạn.



Là một nghệ sĩ, bạn cần phải biết về lý thuyết màu sắc chứ không thể dựa vào trực giác nữa – nó rất kém trong chủ đề này. Bạn cần phải suy nghĩ và nắm bắt các khái niệm về Hue (sắc thái), Saturation( độ bão hòa), Brightness(độ sáng), và Value(giá trị).


Màu sắc không tồn tại riêng nó mà gắn liền với các yếu tố kể trên. Bạn muốn một bông hóa tươi sáng, bạn có thể tăng độ sáng của nó hoặc giảm độ sáng của nền. Màu đỏ trở nên ấm áp hay êm dịu tùy vào màu sắc bên cạnh. Ngay cả độ bão hòa cũng thay đổi theo các mối quan hệ.


Sắc thái của một màu có thể thay đổi tùy màu nền khác nhau - Blitz Creatives
Sắc thái của một màu có thể thay đổi tùy màu nền khác nhau - Blitz Creatives

Một người mới bắt đầu nhận thức tất cả điều này bằng cách tạo ra một phác thảo gồm các màu sắc ngẫu nhiên. Họ chọn màu xanh da trời rồi thêm một màu xanh lá  nhưng không kèm bất kì lựa chọn sắc thái nào khác như ví dụ dưới đây.


1. Xanh; 2. Xanh xám; 3. Xám; 4. Đen



Chúng ta có rất nhiều màu sắc. Vậy tại sao chúng ta cần chúng làm gì? Câu trả lời là bạn cần hiểu là chúng đến từ đâu và có ý nghĩa gì. Những người chuyên nghiệp chọn giống như bảng chọn dưới đây


1. Xanh khử bão hòa; 2. Xanh bão hòa; 3. Xanh sáng. 4 Xanh đậm